Thứ hai, 29/04/2024

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886 - 01/5/2024)

Thứ tư, 11 Tháng 10 2023 08:24

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH HẠNH PHÚC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Nguyễn Thế Nguyên

Khoa Xây dựng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minhvị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là tài sản tư tưởng vô giá của Đảng và dân tộc ta; có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”  cho cán bộ, đảng viên hiện nay  là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu được đối với tất cả tổ chức đảng và đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Thứ nhất, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng ở các thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không. Người đã nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”.

Thứ hai, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường là “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.

Thứ ba, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng.

Điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mệnh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

Tiếp đến là việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang); căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền…

Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, Cách mạng tháng Tám (1945) diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, giành thắng lợi thiết lập Nhà nước Viêtn Nam Dân Chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Thứ tư, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân.

 Người chỉ rõ: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâu và bất cứ lúc nào quần chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làm được cách mạng, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.

Thứ năm, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.

Ý chí và khát vọng độc lập dân tộc của nhân dân ta được thể hiện rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy, khi dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù có sức mạnh kinh tế - quân sự vào hàng cường quốc thế giới (Pháp, Mỹ…), đã khích lệ, thôi thúc ý chí đấu tranh đến ngày đất nước toàn thắng, thống nhất trong mỗi người dân.

Bên cạnh những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường thì khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cũng được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Hai là, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân.

Ba là, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

Bốn là, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

Năm là, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác.

Tóm lại: Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

2. Những giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần nghiên cứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 Làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những giá trị to lớn trong tư tưởng của Người và thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, cội nguồn sức mạnh của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa “học tập” và “làm theo” Bác trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong các cấp ủy, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05. Tiếp tục cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ của Chỉ thị 05 thành chương trình hành động, xác định đúng và trúng các khâu đột phá, những vấn đề nổi cộm, giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, gây bức xúc trong dư luận, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Thứ ba, đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhất là người đứng đầu.

Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, gương mẫu “trên trước, dưới sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” của cán bộ, đảng viên. Gắn trách nhiệm nêu gương trong việc học tập và làm theo Bác với các phong trào thi đua, cuộc vận động của các cấp, các ngành, nhằm khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong toàn Đảng, toàn xã hội.

Thứ tư, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện.

Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suất đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.

Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Tạo sức lan tỏa, tác động, làm cho việc “học tập” có bước chuyển hóa tích cực sang “làm theo”, đưa việc “làm theo” Bác mỗi ngày của cán bộ, đảng viên từ những việc nhỏ, gắn với trách nhiệm, đạo đức công vụ ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.

Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thực hiện tốt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là một giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đây là việc làm thiết thực để mỗi cán bộ, đảng viên phát huy cao độ ý thức, trách nhiệm, tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo, phục sự Tổ quốc, phục sự dân tộc, phục vụ nhân dân, tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại./.

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hình_LD

    Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng làm việc với trường Chính trị

  • Bế giảng C17

    Lễ Bế giảng lớp Cao cấp Lý luận Chính trị C17 Lâm Đồng

  • DH ĐOAN TRUONG

    Đại hội Đoàn TNCSHCM trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2022 - 2027

  • HN CBCC 2022

    Hội nghị Công chức, Viên chức và Người lao động năm 2022

  • Bế giảng K36

    Lễ Bế giảng lớp Trung cấp LLCT-HC K36 hệ tập trung

  • DH Chi bo 1

    Đại hội Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2022-2025 (Đại hội mẫu)

THỐNG KÊ TRUY CẬP
001156142
Đang truy cập : 3